Lãnh đạo bằng yêu thương

Cập nhật: 26 thg 9, 2018 tháng 9 26, 2018

Khi bạn có tình yêu, bạn sẽ tác động lên mọi người. Bạn sẽ khiến cho họ toả sáng,  muốn tiến bước và bộc lộ những điều tốt đẹp nhất trong bản thân mình.

Vào những năm 90, mẹ Theresa khi đó được mời tham dự một cuộc họp toàn cầu về nghệ thuật lãnh đạo và bà đã có một bài phát biểu dài 5 phút – bài phát biểu đã trở thành tâm điểm chú ý nhất của cuộc họp. Bà bước lên sân khấu, mỏng manh vận một bộ sari bằng vải cotton, đứng giữa một hội đồng những nhà lãnh đạo kinh tế quyền lực.

Bà đứng yên lặng trước đám đông trong vài phút rồi cất tiếng hỏi, “Mọi người ở trong căn phòng này đều muốn biết về nghệ thuật lãnh đạo phải không? Phải. Vậy quý vị có yêu con người không? Bởi vì nếu quý vị muốn dẫn dắt họ, quý vị cần phải yêu họ. Đó mới thực sự là một người lãnh đạo chân chính”.

Khi bạn có tình yêu, bạn sẽ tác động lên mọi người. Bạn sẽ khiến cho họ toả sáng và khiến họ muốn tiến bước và bộc lộ những điều tốt đẹp nhất trong bản thân mình. Và tình yêu bạn dành cho họ càng nhiều thì sẽ càng khiến họ lớn mạnh hơn. Và khi họ vững vàng, toả sáng, bạn sẽ càng cảm thấy yêu họ hơn. Vậy tại sao chúng ta không áp dụng nguyên tắc này vào trong hệ thống quản lý nhân sự và chiến lược phát triển con người?.

Các nghiên cứu đã đưa ra những minh chứng tích cực cho điều này. Rất nhiều những công ty có sự phát triển vượt bậc trên thế giới, sử dụng nghệ thuật khen tặng, đánh giá cao và lòng biết ơn để phát triển, tạo động lực và gìn giữ nguồn vốn nhân lực của mình.

Và điều này không lấy của ta nhiều hơn là thiện chí từ bỏ cái tôi của bạn thân và nhìn thấu qua những rào cản của sự ích kỷ, lo sợ, nghi ngờ, công kích và tự cao.

Ở vị trí một người lãnh đạo, là một người cha, người mẹ, là một người yêu, hay chỉ đơn giản là một con người bình thường, chúng ta về cơ bản đều dựa vào con tim mình. Chúng ta cần thu hút và khơi nguồn cảm hứng cho mọi người, với sự cảm thông và lòng trắc ẩn để hiểu họ, sự biết ơn và hào phóng để trao tặng những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của họ. Chúng ta cần phải biết làm thế nào để kết nối và lay động trái tim mọi người, trân trọng những gì họ làm và khiến cho họ cảm thấy họ được yêu quý.

Chúng ta cần phải truyền cảm hứng cho mọi người và khiến họ tin vào bạn. Khiêm tốn và bày tỏ sự chân thành để quan tâm đến mọi người. Chúng ta cần phải tha thứ cho những người chống đối, cạnh tranh hay làm những điều không tốt cho mình. Chúng ta cần phải giữ vững tầm nhìn, đặt niềm tin vào giấc mơ của mình và nuôi dưỡng niềm đam mê đó.
Chúng ta cần phải đối chiếu hành vi của mình với ước mơ và luôn tin tưởng vào tương lai dù cho những khó khăn, thử thách có xuất hiện trên con đường ta đi. Chúng ta cần có sự chân thành, dũng cảm và lắng nghe tiếng nói dẫn đường bên trong: để có thể tiếp cận được tới giọng nói của sự thông tuệ bên trong trái tim mình.



Hiệu ứng Pygmalion

Bạn đã bao giờ nghe về hiệu ứng Pygmalion chưa? Đó là một thí nghiệm được áp dụng với một nhóm học sinh được xếp vào dạng “chậm phát triển”. Thí nghiệm nhằm thuyết phục các giáo viên tin rằng các học sinh này là những thiên tài với những tài năng đặc biệt, tuy nhiên các giáo viên không được phép có bất kỳ hành vi đối xử đặc biệt nào với chúng.

Kết quả là vào cuối năm học đó, hầu hết tất cả các học sinh từng bị xếp vào dạng “chậm phát triển” này lại có những tiến bộ vượt bậc, thậm chí còn tỏ ra thông minh hơn những học sinh được cho là ưu tú ban đầu. Tại sao lại có sự kỳ diệu này? Bởi vì khi những người giáo viên nhìn những đứa trẻ như những “thiên tài” thì họ đã tạo ra niềm tin vững chắc – một năng lượng mạnh mẽ tác động lên những đứa trẻ.

Nếu bạn thử gõ từ khoá “hiệu ứng Pygmalion” trên Google, bạn sẽ tìm thấy phân nửa kết quả thử nghiệm là “kỳ diệu” trong khi một nửa kết quả nói rằng “không có tác dụng”. Dĩ nhiên nếu chúng ta sử dụng nó như công cụ để mang lại lợi ích cho chính mình từ người khác, bạn chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng nếu bạn sử dụng nó một cách thành tâm với kỳ vọng, suy nghĩ và những cảm xúc tích cực, bạn sẽ thấy những kết quả tuyệt vời hiện ra trước mắt.

Hãy cố gắng quan sát vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất của những người xung quanh và cho họ biết họ tuyệt vời đến nhường nào. Hãy thôi việc chỉ trích, gây tổn thương, hăm doạ và trừng phạt. Hãy hướng sự tập trung của bạn đến những phần tốt đẹp bên trong một con người, kể cả khi họ bộc lộ những điểm yếu của mình và tạo ra những lỗi lầm. Hãy tiếp tục tin tưởng và cho họ thấy mình được ủng hộ.

Quả thực, để làm được điều này không hề dễ dàng gì. Đôi khi mọi chuyện trở nên tồi tệ và chúng ta cần phải biết làm thế nào để chuyển hoá những cảm xúc và quay trở lại với chính mình. Nhưng xin nhớ, đừng bao giờ quá nghiêm khắc với trái tim mình. Không dễ gì để làm được điều này: chúng ta đều có những nhu cầu không được đáp ứng, những kỳ vọng đối với mọi người xung quanh và những yêu cầu, chúng ta giam giữ những nỗi đau và sự sợ hãi bên trong trái tim mình và chúng dần chuyển hoá tình yêu thương và khả năng trao tặng của chúng ta thành chỉ nhận lại.

Đó là một thứ kỷ luật, một lời cam kết, giống như môn võ kung fu, thơ ca hay âm nhạc – sự rèn luyện của việc “hãy cứ làm đi” đã được khắc hoạ lên tường căn nhà của mẹ Theresa tại Calcutta:

“Con người thường hay vô lý, không biết điều và ích kỷ. Hãy tha thứ cho họ.
Nếu bạn là người tốt, họ có thể kết tội bạn là người ích kỷ, với những lý do bí mật. Dù thế nào đi nữa, hãy tốt với họ.
Nếu bạn là người thành công, bạn sẽ vượt lên trên những người bạn không trung thành và những kẻ thù trong đời mình. Dù thế nào đi nữa, bạn vẫn thành công.
Nếu bạn là người ngay thẳng và chân thật, họ có thể lừa dối bạn. Dù thế nào đi nữa, hãy cứ sống ngay thẳng và chân thật.
Hãy trao đi điều tuyệt vời nhất mà bạn có, và dù có trao đi bao nhiêu đi chăng nữa nó vẫn là không đủ. Hãy cứ trao đi. Vì đến cuối cùng, đó là câu chuyện giữa bạn và Thượng Đế. Chẳng có gì giữa bạn và họ cả.”

Theo :Frederic Labarthe
Phanhuylnbg
Liên hệ quảng cáo